Hoa hồi còn hay còn được gọi là bát giác hồi hương, đại hồi hương, đại hồi. Đây là một trong những loài hoa có hương thơm đặc trưng. Hoa hồi có trong khoa học người ta gọi là Lllicium verum Hook. Không chỉ được dùng làm gia vị để chế biến, tạo mùi thơm cho các món ăn, hoa hồi còn được sử dụng như một bài thuốc nam với tác dụng trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, mạnh gân xương, kiện tỳ vị,…Tại Việt Nam, cây hoa hồi thích hợp sinh trưởng, phát triển ở những tỉnh thuộc khu vực núi cao như: Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…Trong cây hoa hồi, thành phần được sử dụng và có công dụng làm thuốc cũng như gia vị là phần quả hoa hồi. Hoa hồi sau khi thu hoạch sẽ được chế biến, sấy khô hoặc phơi khô để bán trên thị trường.

Hoa hồi được trồng nhiều nhất vẫn là ở khu vực Lạng Sơn.Tại đây, việc thu hái, sơ chế và bán hoa hồi mang lại nguồn thu nhập cao và chủ yếu của người dân nơi đây. Thông thường, một cây hoa hồi cho ra hoa phải có tuổi đời ít nhất là 5 năm tuổi. Một số cây hoa hồi cổ thụ ở khu vực Lạng Sơn có tuổi đời lên đến 20 – 30 năm. Đây là những giống cây đã được nuôi trồng từ thời xưa và được để lại cho tới bây giờ.

Cây hoa hồi có chiều cao trung bình dao động từ 10 – 20 m. Cây mọc thẳng, lá có đặc điểm cứng, hình bầu dục. Đến độ trưởng thành, cây hồi sẽ cho ra quả, quả mọc so le lá. Hoa hồi cũng là tên gọi khác của quả hồi. Hoa hồi có màu xanh khi non và tới khi chín có màu nâu sẫm, cứng. Mỗi bông đại hồi có khoảng 6 – 8 cánh hoa, chứa hạt bên trong. Người ta sẽ tách hoa và lấy phần quả hồi bên trong rồi tiến hành phơi khô để ra được hoa hồi khô.

Thành phần trong hoa hồi

Hoa Hồi chính là bộ phận quả của cây. Sở dĩ nó được gọi là hoa do đặc điểm có cánh tương tự như hoa. Nó còn có tên gọi khác là sao hồi, hồi bát giác, đại hồi. Thành phần chất có trong hoa hồi bao gồm:  Anetho (C10H12O), Oseltamivir Phosphate, Acid Shikimic,…Trong đó, hàm lượng cụ thể là: Anetho (C10H12O) : 80,5 % , Oseltamivir Phosphate: 6 %, Acid Shikimic : 2,5 %. Ngoài ra, có các chất khác như: Tecpen, Anisatin, Dipenten, Pinen, Estragola, Limomem, Sảola, estragol, Tecpineola, metyleugnol, camphen, andehyt axeton anisic,…

Hoa hồi khô chứa hàm lượng Anethole có tác dụng làm giảm đau bụng, tăng nhu động ruột và dạ dày, thúc đẩy các tế bào hô hấp tiết dịch. Do đó, được ứng dụng trong việc sản xuất thuốc hóa đàm. Không những thế, chiết xuất cồn từ hoa hồi còn ngăn chặn được sự tích tụ cầu khuẩn viêm phổi, cầu vàng, trực khuẩn subtilis, trực bạch hầu,thương hàn, trực khuẩn li, phó thương hàn,…

Hoa hồi khô được dùng để làm gì

Hoa hồi khô được xem là sản phẩm đặc sản đến từ khu vực Lạng Sơn. Theo kết quả của các cuộc nghiên cứu của chuyên gia, hoa hồi khô không những được sử dụng để làm gia vị, chất tạo mùi thơm cho món ăn mà nó còn có tác dụng làm thuốc, rất có lợi đối với sức khỏe người sử dụng. Từ xa xưa, người ta đã dùng hoa hồi khô với tác dụng điều trị chứng đau bụng, khó tiêu, giúp tiêu hóa tốt, trị chứng co thắt dạ dày, đau dạ dày, xoa dịu cơn đâu, trị thấp khớp, viêm khớp, buồn nôn, ổn định khí huyết,…

Đối với lĩnh vực tây Y, hoa hồi khô được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ hệ tiêu hóa, trừ đờm, ho, giảm đau, điều trị đau bụng, kích thích nhu động ruột,…Không những thế, nhiều người còn sử dụng hoa hồi với tác dụng loại bỏ côn trùng, không những mang lại kết quả cao mà còn rất an toàn đối với sức khỏe gia đình. Bên cạnh đó, một số món ăn không thể thiếu được nguyên liệu hoa hồi khô đó là: hoa hồi nấu phở, thịt kho, thịt xào,… Cho thêm hoa hồi khô vào sẽ làm tăng thêm mùi vị và độ hấp dẫn của món ăn.

Một số bài thuốc sử dụng hoa hồi hiệu quả

– Điều trị chứng hàn sán: Nguyên liệu cần chuẩn bị đó là: 40g hoa hồi, 40g xuyên luyện tử, 40g mộc hương, 40g sa sâm. Đem tất cả các nguyên liệu xay nhuyễn tạo thành bột. Sau đó, đều đặn dùng mỗi ngày 12 – 16g pha với nước sôi hoặc rượu trắng đều được. Với những người mới bị bệnh, bạn chỉ cần dùng một liều đã có thể chấm dứt được bệnh, còn những người năng hơn, cần sử dụng kiên trì hơn.

– Điều trị trụy mạch, choáng đầu, tụt huyết áp: Bài thuốc sử dụng gồm: 4g hoa hồi, 4g gừng khô, 4g nhục quế, 4g gừng tươi. Rửa sạch nguyên liệu sau đó đem sắc và uống mỗi ngày. Sử dụng một thời gian sẽ chữa khỏi được bệnh.

Hoa-hoi-kho-4

-Trị đau nhức răng: 10g hoa hồi khô, 10g kê nội kim, 30g bột phèn phi. Tất cả đem xay nhuyễn, tạo thành hỗn hợp. Mỗi lần đau răng, bạn chỉ cần lấy một lượng vừa đủ bôi lên vùng đau, sẽ thấy ngay hiệu quả.

– Với những người bị đua lưng: sử dụng hoa hồi đã loại bỏ hết các hạt bên trong ngâm với nước muối. Sau đó đem rang khô và xay nhuyễn. Sử dụng kết hợp cùng với rượu, hàm lượng 6 – 10g.

– Trị hơi thở hôi, hôi miệng: Bạn chỉ cần dùng 1 – 2 cành hoa hồi ngậm hoặc nhai hằng ngày, đảm bảo thấy được tác dụng.

–  Đi tiểu tiện, đại tiện khó khăn: Kết hợp giữa bìm bìm và hoa hồi, đem xay nhuyễn. Uống mỗi ngày khoảng 4g cùng nước gừng.

– Tê thấp, đau nhức xương khớp, buồn nôn, khó tiêu: Mỗi ngày sử dụng 4 – 8 g hoa hồi sắc cùng với nước để uống.

– Điều trị thũng trướng, cổ chướng: 2g hồi hương, 8g bìm bìm. xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp và mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần. Chỉ cần sử dụng 3 – 4 ngày đảm bảo bệnh tình sẽ giảm.

– Trị đau nhức xương, thận dương hư, bổ tỳ: dùng 6 – 8 g hoa hồi đem sắc cùng với nước uống mỗi ngày.

– Người đau nhức: có thể ngâm rượu cùng với hoa hồi khô, để một thời gian. Sau đó dùng làm thuốc xao bóp.

– Dùng để chế biến món ăn: hoa hồi khô xay nhuyễn làm bột để nấu các món ăn ngon chẳng hạn: sốt vang, hủ tiếu, cá kho, thịt kho, nấu phở,…

Giá hoa hồi khô bị thương lái Trung Quốc ép giá

Do tình trạng ép giá của các thương gia Trung Quốc nên giá hoa hồi thường xuyên thay đổi, lên xuống bấp bênh. Có những vụ, giá rất con, người dân có nhiều doanh thu. Tuy nhiên, cũng có những đợt hoa hồi bị rớt giá làm cuộc sống con người trở nên khó khăn người. Thế nhưng, dù giá cao hay thấp thì người dân nơi đây cũng phải chấp nhận, vì nếu không bán hoa hồi khô cho họ thì biết xuất khẩu đi đâu. Với hoa hồi tươi sẽ có mức giá là 10.000 -12.000 đồng/kg. Còn riêng với hoa hồi khô mức giá sẽ cao hơn là 20.000 – 30.000 đồng/kg.

>>>Mua tinh dầu hồi: Tại đây