Các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe cùng công dụng và cách dùng
Tinh dầu tốt cho sức khỏe phần lớn là các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thực vật. Tinh dầu không chỉ mang đến mùi hương dễ chịu mà còn có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh tật. Cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu các loại tinh dầu tốt cho sức khỏe thông qua bài viết dưới đây.
>>Mua tinh dầu: Tại đây
>>>Liên hệ: Liên hệ
Tinh dầu chiết xuất nguyên chất từ 100% thiên nhiên.
Quý khách có thể mua hàng tại:
Shopee: https://shopee.vn/minhdungls
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/lss-shop
Sendo: https://www.sendo.vn/shop/lang-son-shop
Kênh Facebook: https://facebook.com/PageLangSonShop
#tinhdau #tinh_dầu #tinhdầu #lạng_sơn #lạng_sơn_shop
Quý khách đặt hàng, thắc mắc hoặc góp ý vui lòng liên hệ các thông tin dưới màn hình có nút Gọi ngay, Messenger hoặc Zalo cho shop nhé!!!
Địa chỉ: Quốc lộ 1A, thôn Lạng Giai A, xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Hotline: 0836 496 123 – 0963 323 000.
Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu đối với sức khỏe
Mỗi khi nhắc đến tinh dầu, chúng ta đều nghĩ ngay đến những mùi hương phong phú, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bên cạnh giúp chúng ta thư giãn, tinh dầu từ thiên nhiên còn mang đến lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu có thể giúp:
Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng
Nhiều loại tinh dầu được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để quản lý căng thẳng và lo lắng. Ví dụ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng tinh dầu cam có tác dụng giảm lo lắng hoặc tinh dầu húng quế được sử dụng để tăng cường sự tập trung hay tinh dầu chanh có thể làm giảm bớt một số triệu chứng của bệnh trầm cảm, cải thiện tâm trạng
Tuy nhiên, đây chỉ là cách hỗ trợ hoặc giúp giảm nhẹ các triệu chứng chứ không thể thay thế liệu trình điều trị.
Kháng khuẩn, chống nấm
Các nghiên cứu sơ khai về dầu cây trà đã có kết quả đầy hứa hẹn về chất lượng kháng khuẩn được truyền tụng từ lâu trong y học cổ truyền. Loại dầu này đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nấm da chân, nấm miệng và nhiễm nấm Candida. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh những tác dụng này.
Bên cạnh đó, một số loại tinh dầu khác cũng có tác dụng này; chẳng hạn như: tinh dầu hoa oải hương được sử dụng như một chất khử trùng cho các vết cắt nhỏ; hoặc tinh dầu đinh hương có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống nấm.
Hỗ trợ giấc ngủ
Hương thơm thư giãn của tinh dầu hoa oải hương được cho là có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng này trên những người lớn tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó, tinh dầu hoa nhài, tinh dầu cam chanh hoặc gỗ đàn hương cũng là những loại tinh dầu ngủ ngon.
Chống oxy hóa, tình trạng viêm
Nhiều loại tinh dầu có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Tổn thương này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như ung thư.
Một số loại tinh dầu tốt cho sức khỏe phổ biến và lợi ích của chúng
Dưới đây là một số loại tinh dầu phổ biến và có nhiều công dụng đối với sức khỏe chúng ta.
1. Tinh dầu hoa oải hương
Lợi ích của tinh dầu hoa oải hương
Các nghiên cứu cho thấy tinh dầu hoa oải hương giúp tạo ngủ ngon và khi thức dậy sảng khoái hơn. Tinh dầu hoa oải hương cũng được chứng minh là có tác dụng giảm lo lắng. Nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, tăng sự hưng phấn trong cuộc sống.
Ngoài ra, tinh dầu hoa oải hương được cho là có liên quan đến việc giảm huyết áp, nhịp tim và nhiệt độ da.3Bên cạnh đó, một số tác dụng khác của tinh dầu hoa oải hương có thể kể đến như:
- Giảm lo lắng.
- Cải thiện tâm trạng.
- Hỗ trợ giảm các vấn đề về da: mụn, khô da, vết thâm, nếp nhăn, bệnh chàm da.
- Chống viêm.
- Chữa lành vết thương.
Lưu ý, kiêng kỵ khi dùng tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu oải hương có thể gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng ở một số người. Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa hoặc đau đầu sau khi sử dụng hoa oải hương, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.
Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu cho thấy việc sử dụng dầu hoa oải hương (và dầu cây trà) có thể gây rối loạn nội tiết tố ở nam giới vị thành niên và trưởng thành. Vì tinh dầu hoa oải hương có thể có tác dụng độc hại, nên bạn không được uống trực tiếp tinh dầu hoa oải hương.
2. Tinh dầu bạc hà
Công dụng đối với sức khỏe
Nghiên cứu cho thấy khi hít tinh dầu bạc hà có thể giúp cho tinh thần cảm thấy tỉnh táo. Đồng thời có thể tăng cường trí nhớ, giúp nâng cao hiệu suất công việc, giảm mệt mỏi.
Ngoài ra tinh dầu bạc hà còn được biết đến với các tác dụng như sau:
- Chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn.
- Làm dịu cơn đau đầu.
- Giảm mệt mỏi, cải thiện tâm trạng.
- Giảm triệu chứng co thắt ruột.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Cải thiện trí nhớ.
Lưu ý, kiêng kỵ
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, liệu pháp hương thơm có thể gây rủi ro cho thai nhi đang phát triển. Phụ nữ đang cho con bú nên tránh dùng tinh dầu bạc hà, vì nó có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ.
Không uống tinh dầu bạc hà. Những phản ứng có thể xảy ra khi uống trực tiếp tinh dầu này là: ợ chua, buồn nôn và nôn. Nếu dùng với liều lượng rất lớn, tinh dầu bạc hà có thể gây độc. Nó chứa một hợp chất độc hại đã biết có tên là pulegone.
Điều quan trọng cần nhớ là tinh dầu bạc hà nguyên chất luôn ở trạng thái rất đậm đặc. Chính vì vậy, bạn luôn pha loãng tinh dầu đúng cách trước khi sử dụng tại chỗ.
Trong một số trường hợp, dầu bạc hà bôi lên da có thể gây kích ứng hoặc phát ban. Nếu bạn lo lắng về việc da có phản ứng với dầu bạc hà, hãy thử một miếng nhỏ trên da trước.
3. Tinh dầu cam
Dầu cam được làm từ vỏ của trái cây họ cam quýt. Nó có thể được khuếch tán vào không khí, bôi lên da (với dầu nền) hoặc thậm chí được sử dụng như một chất tẩy rửa tự nhiên trong nhà của bạn.
Tác dụng của tinh dầu cam
Dầu cam được biết đến với những công dụng:
- Diệt khuẩn.
- Giảm lo lắng.
- Giảm đau.
Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, 100 phụ nữ trong quá trình chuyển dạ được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Những phụ nữ trong nhóm can thiệp được tiếp xúc với tinh dầu cam. Những phụ nữ trong nhóm đối chứng được tiếp xúc với nước cất. Kết quả cho thấy mức độ lo lắng ở nhóm được cho ngửi tinh dầu cam giảm nhiều hơn so với nhóm dùng nước cất. Nghiên cứu này đã đi đến kết luận dùng tinh dầu hương cam trong các khoa sản sẽ giúp phụ nữ giảm căng thẳng trong quá trình chuyển dạ.15
Thống kê khác cho thấy, khoảng 8% số người sẽ phát triển chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý. Tuy nhiên các phương pháp điều trị cho tình trạng suy nhược này vẫn còn hạn chế.
Trong một nghiên cứu, những con chuột bị căng thẳng sau khi tiếp xúc với tinh dầu cam đều được cải thiện tâm lí căng thẳng và sợ hãi. Tuy nhiên, để cung cấp bằng chứng xác thực, cần có nhiều nghiên cứu trên người để ứng dụng trong điều trị chứng căng thẳng sau chấn thương.
Lưu ý, kiêng kỵ
Dầu cam có khả năng làm cho da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy hãy cẩn thận khi sử dụng nó trên da và khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tránh sử dụng tinh dầu cam đã cũ hoặc đã bị oxy hóa vì nó có thể gây mẫn cảm cho da. Da của bạn có thể không bị kích ứng sau lần đầu sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng trong một thời gian dài, da có thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Cũng như các loại tinh dầu khác, hãy làm theo các lưu ý an toàn sau khi sử dụng dầu cam:
- Không thoa tinh dầu chưa pha loãng lên da.
- Không để tinh dầu cam tiếp xúc trực tiếp với mắt.
- Bảo quản dầu ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi.
- Nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc đang dùng thuốc theo toa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu cam.
4. Tinh dầu hương thảo
Tinh dầu hương thảo thường được biết đến là gia vị cho các món ăn. Song chúng cũng có một số lợi ích cho sức khỏe.
Lợi ích của tinh dầu hương thảo
- Bổ sung như cải thiện chức năng não.
- Thúc đẩy sự phát triển của tóc.
- Giảm đau và căng thẳng.
- Cải thiện tâm trạng.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm khớp.
Lưu ý, kiêng kỵ.
Tinh dầu hương thảo được xem là an toàn để sử dụng trong liệu pháp hương thơm và bôi ngoài da (kết hợp với dầu nền).
Một số đối tượng sau không nên sử dụng tinh dầu hương thảo:
- Phụ nữ đang có thai.
- Người bị động kinh.
- Người bị cao huyết áp.
5. Tinh dầu hoa nhài
Dầu hoa nhài là một loại tinh dầu chiết xuất từ hoa trắng của cây hoa nhài, có tên khoa học là Jasminun officinale. Loài hoa này được cho là có nguồn gốc từ Iran, nhưng hiện nay cũng có thể được tìm thấy ở các vùng khí hậu nhiệt đới.
Lợi ích của tinh dầu hoa nhài
- Khả năng kháng khuẩn.
- Giảm các triệu chứng trầm cảm.
- Chống co thắt.
- Hỗ trợ chữa lành vết thương.
- Chăm sóc da, hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến.
- Giảm các triệu chứng mãn kinh.
Lưu ý, kiêng kỵ
Dầu hoa nhài thường được xem là an toàn và không gây dị ứng, và các báo cáo về kích ứng da khi sử dụng loại tinh dầu này là rất hiếm. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại thực vật khác, tinh dầu hoa nhài vẫn có nguy cơ gây kích ứng hoặc dị ứng. Chính vì vậy, bạn không được uống trực tiếp và phải pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng.
6. Tinh dầu chanh
Được chiết xuất từ vỏ của quả chanh, tinh dầu chanh có thể được khuếch tán vào không khí hoặc bôi lên da của bạn với dầu nền.
Những lợi ích đối với sức khỏe
Tinh dầu chanh chứa nhiều lợi ích và có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Nó được biết đến với đặc tính làm dịu, là chất chống nấm và làm se. Nó không chỉ hỗ trợ điều trị ho, mệt mỏi, nhiễm trùng, buồn nôn mà còn có ích trong các vấn đề về hô hấp.
Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng liệu pháp dùng tinh dầu chanh có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người Alzheimer.
Tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh có mùi thơm nồng giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
Nhờ đặc tính kháng khuẩn làm tinh dầu này trở thành một phương thuốc tự nhiên để chữa lành vết thương và tiêu diệt vi khuẩn. Nó đã được chứng minh là ngăn ngừa sự phát triển của nấm ở bệnh nấm da chân, nấm ngoài da gây ngứa.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy sử dụng dầu sả chanh có thể giúp giảm lượng đường trong máu ở người đái tháo đường type 2.
Lưu ý, kiêng kỵ
Dầu chanh an toàn để làm chất thơm và sử dụng tại chỗ. Nhưng đã có một số báo cáo cho rằng tinh dầu chanh có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng; và khiến tăng nguy cơ bị cháy nắng. Vì vậy bạn cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi sử dụng.
7. Dầu cây trà
Dầu cây trà, còn được gọi là dầu tràm, là một loại tinh dầu được chưng cất từ lá của cây bản địa Úc Melaleuca alternifolia. Mặc dù nó được gọi là cây trà, nhưng bạn nên tránh nhầm lẫn nó với các loại trà đen, trà xanh, trà olong.
Công dụng của tinh dầu cây trà
Tinh dầu cây trà phổ biến với một số công dụng:
- Kháng khuẩn.
- Chống viêm
- Chống nấm.
- Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
- Bảo vệ sức khỏe tóc.
- Hỗ trợ sức khỏe răng miệng.
Lưu ý, kiêng kỵ
- Không uống trực tiếp tinh dầu cây trà.
- Dị ứng có thể xảy ra: viêm da tiếp xúc, kháng vi khuẩn,…
Cách sử dụng tinh dầu và những lưu ý khi dùng
Lưu ý khi dùng tinh dầu
Tinh dầu hoàn toàn có thể gây ra các phản ứng trong cơ thể. Những phản ứng này có thể gây hại đối với một số trường hợp. Chẳng hạn như các hợp chất hóa học trong tinh dầu có gây tác dụng phụ khi kết hợp với thuốc. Chúng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc thông thường hoặc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe cá nhân.
Chẳng hạn, người bị huyết áp cao nên tránh các chất kích thích, chẳng hạn như hương thảo. Hoặc những người có khối u vú hoặc buồng trứng phụ thuộc estrogen nên tránh thì là, hồi, và cây xô thơm.
Một số loại dầu tạo ra độc tố có thể gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh, đặc biệt là nếu dùng bên trong. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không được nuốt tinh dầu. Khi sử dụng trực tiếp trên da, cần pha loãng; tránh sử dụng tinh dầu nguyên chất. Đồng thời, bạn cần thử nghiệm một vùng nhỏ trên da trước khi sử dụng tinh dầu.
Những đối tượng cần lưu ý khi dùng tinh dầu
Những người có bất kỳ tình trạng nào sau đây nên hết sức cẩn thận khi sử dụng liệu pháp hương thơm:
- Dị ứng.
- Bệnh hen suyễn.
- Gặp vấn đề về da như bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến.
Những người có các tình trạng sau đây phải cực kỳ thận trọng:
- Động kinh.
- Tăng huyết áp hoặc huyết áp cao.
Việc sử dụng tinh dầu cho bà mẹ mang thai hoặc đang cho con bú chưa được kiểm chứng là an toàn; vì vậy, thai phụ không được khuyến khích sử dụng tinh dầu thường xuyên.
Tinh dầu hiện nay được sử dụng khá phổ biến vì nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng cũng nên thận trọng trên những cơ địa dị ứng với tinh dầu. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ loại tinh dầu cần sử dụng, công dụng và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu gặp phản ứng dị ứng, cần ngưng dùng ngay và báo với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.