Những điều cần biết và cách sử dụng Tinh Dầu Hồi
Mô tả nhận dạng cây Hồi
Cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao 6-8(-15)m, đường kính thân 15-30cm. Thân mọc thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nâu xám. Cành non hơi mập, nhẵn, màu lục nhạt, sau chuyển thành màu nâu xám. Lá mọc cách và thường tập trung ở đầu cành, trông tựa như mọc vòng; mỗi vòng thường có 3-5 lá. Phiến lá nguyên, dày, cứng, giòn; hình trứng thuôn hay trái xoan thuôn; kích thước 6-12×2,5-5cm; đầu lá nhọn hoặc tù, gốc lá hình nêm; mặt trên màu lục sẫm, nhẵn, mặt dưới xanh nhạt; gân dạng lông chim, gồm 9-12 đôi, không nổi rõ. Cuống lá dài 7-10cm.
Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc hoặc 2-3 cái ở kẽ lá; cuống hoa ngắn; đài 5-6 lá, màu lục, mép màu hồng, rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16-20, hình bầu dục và thường nhỏ hơn các lá đài, mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị xếp 1-2 vòng, chỉ nhị ngắn; lá noãn, hợp thành khối hình nón.
Quả khi già, các lá noãn sắp xếp toả tròn, hình sao; khi chín có màu nâu; mỗi đại chứa 1 hạt. Hạt hình trứng thuôn hơi dẹt, nhẵn, màu nâu hoặc hung đỏ.
Phân bổ ở Việt Nam: Đến nay vẫn chưa gặp Hồi (Illicium verum) sinh trưởng ở trạng thái hoang dại. Nhiều ý kiến cho rằng, hồi là cây nguyên sản ở vùng Đông Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quán, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…) và Quảng Ninh (Bình Liêu). Gần đây hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông Khê) và Bắc Kạn.
Phân bổ ở thế giới: Cây cũng được trồng nhiều tại miền Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải Nam). Hồi đã được nhập trồng tại Nhật Bản, Ấn Độ.
1. Thông tin dược liệu Tinh Dầu Hồi
– Thông tin thực vật cây Hồi
Tên Tiếng Anh: Anise star
Tên Khoa Học: Lllicium verum
Tên khác: Cây đại hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương, cây tai vị, Hồi sao, Hồi 8 cánh, Mắc hồi (Tày).
Họ: Rutaceae – Chi: Citrus
Phần Nguyên Liệu Chưng Cất: Quả hồi
Phương pháp: Chưng cất lôi cuốn hơi nước
– Tiêu chuẩn chất lượng Tinh Dầu Hồi
Tinh Dầu Hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80-98%); ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác (limonen, α¬pinen, β-phellandren, linalool, δ-3-caren, methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4¬terpineol, paracymen, α-terpinen…). Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết – 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15-30 lần so với trans-anethol. Vì vậy, Tinh Dầu Hồi sẽ gây ngộ độc nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng nhiều.
Chất lượng của Tinh Dầu Hồi phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng của trans-anethol trong tinh dầu. Dưới đây là mối tương quan giữa độ đông và hàm lượng trans-anethol trong Tinh Dầu Hồi:
Hạt hồi chứa khoảng 50-80% dầu béo với thành phần chính là các acid oleic, linoleic, stearic và myristic.
Những nghiên cứu gần đây của Viện Hoá học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho biết, từ quả hồi (đôi khi còn có tên gọi là “hoa hồi”) đã tách và chiết được acid shikimic. Cứ 100kg quả hồi khô có thế chiết được từ 6,5-7kg acid shikimic. Acid shikimic được coi là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến thuốc tamiflu, một loại thuốc chủ yếu để chữa trị bệnh cúm gia cầm H5N1 hiện nay.
Tinh Dầu Hồi đạt chuẩn phải có hàm lượng tinh dầu trên 95%, là dịch lỏng trong suốt, sánh, có màu vàng nhẹ, mùi hương đặc trưng. Ngoài ra trong tinh dầu hồi phải đảm bảo có trên 85% trans-anethol – hoạt chất chính tạo nên tác dụng tuyệt vời của tinh dầu hồi – và phải có ít hơn 3% cis-anethol – một hoạt chất có độc tính trong hoa hồi.
2. Tác dụng của Tinh Dầu Hồi – Anise Star đối với sức khỏe và đời sống
Tác dụng lên hệ hô hấp
Với đặc tính cay nóng, tinh dầu hồi có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt, trở thành màng chắn bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân ô nhiễm bên ngoài. Vì vậy Tinh Dầu Hồi được ưu tiên sử dụng trong các trường hợp đau rát họng, hen suyễn, ho khan, ho gió, khó thở,… Ngoài ra chúng còn có tác dụng làm lỏng đờm mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu cho người sử dụng.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Một tác dụng không thể thiếu của tinh dầu hồi là kích thích tiêu hóa. Nếu bạn thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu thì tinh dầu hồi sẽ giúp bạn tăng nhu động ruột, kích thích phân hủy thức ăn giải tỏa ngay triệu chứng chướng bụng. Hơn nữa, Tinh Dầu Hồi còn được sử dụng rộng rãi trong việc bảo vệ đường tiêu hóa khỏi vi khuẩn có hại, giảm triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ.
Sát khuẩn
Tác dụng nổi bật của Tinh Dầu Hồi là kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ các vết thương hở, hệ tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, tăng cường sức đề kháng. Vì vậy sản phẩm cũng được sử dụng trong các trường hợp ốm sốt, cảm lạnh.
Giảm đau
Với tính ấm, dùng tinh dầu hồi trong các trường hợp đau mỏi cơ khớp, đau lưng, đau bụng kinh, chấn thương, mới phẫu thuật rất hiệu quả. Sản phẩm có tác dụng giảm đau, phục hồi cơ thể rất tốt, là chìa khóa vàng trong chăm sóc sức khỏe.
Giải tỏa thần kinh
Hương nồng ấm của Tinh Dầu Hồi mang lại tinh thần thư thái, êm dịu giúp giảm bớt mọi căng thẳng phiền toái trong cuộc sống và công việc. Sau một ngày làm việc mệt mỏi bạn trở về nhà và thư giãn với một chút tinh dầu hồi, bạn sẽ cảm nhận được dòng chảy chậm lại của cuộc sống.
Bên cạnh các tác dụng chính của tinh dầu hồi, trong một số trường hợp người ta còn sử dụng sản phẩm để kích thích ăn uống, giúp ăn uống ngon miệng hơn, làm sạch lỗ chân lông, bụi bẩn trên da,…
Có thể thấy hoa hồi giờ đây không chỉ xuất hiện trong gian bếp mà nó còn là một lá chắn bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân. Hãy thử sử dụng sản phẩm để có được những trải nghiệm tuyệt vời.
Kích thích ngon miệng
Tinh dầu hồi được sử dụng khá hiệu quả để sử dụng trong nấu nướng, chế biến món ăn. Với tác dụng làm giảm những mùi hôi, mùi tanh của các loại thức ăn, tinh dầu hồi giúp các món ăn trở nên ngon miệng hơn nhờ những hương vị vô cùng đặc trưng mà nó mang lại.
Chăm sóc da
Việc sử dụng Tinh Dầu Hồi với mật độ thường xuyên cũng phần nào giúp cho làn da trở nên sáng mịn hơn. Tác dụng của nó đến từ việc làm sạch bụi bẩn ở các lỗ chân lông trên da hết sức hiệu quả. Việc sử dụng cho chăm sóc da đối với loại tinh dầu này nên ở mức độ vừa phải, không nên quá nhiều. Sử dụng quá nhiều sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến da, đặc biệt là da yếu.
3. Hướng dẫn cách sử dụng Tinh Dầu Hồi – Anise Star an toàn
Lạng Sơn Shop gợi ý 1 số cách sử dụng Tinh Dầu Hồi – Anise Star như sau:
Xông hơi: Nhỏ 1-2 giọt tinh dầu hồi vào nước nóng sau đõ để gần mặt hoặc cơ thể. Sau 15 phút rửa lại với nước sạch.
Khuếch tán: Dùng Thiết Bị Khuếch Tán Tinh Dầu để hương hoa hồi lan khắp căn phòng của bạn trong thời gian nhanh nhất (đảm bảo phòng phải đóng kín để việc xông hiệu quả nhất)
Massage cơ thể: Sử dụng Tinh Dầu Hồi trực tiếp lên da (có thể dùng kèm với kem dưỡng da), xoa nhẹ nhàng quanh các vết bầm tím, các vùng đau nhức trên cơ thể. Ngoài ra bạn có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu vào cốc nước nhâm nhi hoặc vào bồn tắm để ngâm mình.
4. Những điều cần lưu ý và cách sử dụng Tinh Dầu Hồi – Anise Star?
An toàn: Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang điều trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Tránh tiếp xúc với mắt. Không sử dụng tinh dầu nguyên chất trên da. Tránh xa tầm tay trẻ em. Không sử dụng trên da bị tổn thương.
Thời hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất